T3, 07 / 2020 5:11 chiều | minhanh

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Những doanh nghiệp có nhu cầu phát sinh hoạt động ngoài địa chỉ trụ sở như mở kho, nhà xưởng thường lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh. Vậy hồ sơ, thủ tục mở địa điểm kinh doanh như thế nào? Bài viết của Tư vấn Blue hôm nay sẽ giải đáp cho bạn.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
  1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.

  1. Một số vấn đề cần lưu ý về địa điểm kinh doanh
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không đồng thời là địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Việc thành lập khác địa giới hành chính Tỉnh/Thành phố doanh nghiệp phải chuyển sang hình thức khác như: công ty hoặc chi nhánh.
  • Về tư cách pháp nhân: Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân và chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của Công ty cũng như nội dung đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Hạch toán: Địa điểm kinh doanh hạch toán phụ thuộc theo công ty mẹ nếu thuộc công ty mẹ hoặc hạch toán theo chi nhánh nếu phụ thuộc chi nhánh đó.
  • Thủ tục về kê khai thuế, cần đóng bao nhiêu thuế cho địa điểm kinh doanh: Mức đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh là 1,000,000 đ/năm
  • Xuất hóa đơn: Địa điểm kinh doanh xuất hóa đơn đỏ theo thông tin công ty mẹ.
  • Về Tên địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 điều 41 Luật doanh nghiệp 2014 thì : “Tên, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:

“Ngoài tên bằng tiếng Việt địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt”.

“ Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp””.

  • Mã số địa điểm kinh doanh: Theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh”.
  • Ngành nghề kinh doanh: Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.
  • Người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là Giám đốc hoặc người được ủy quyền khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty.
  1. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

– Mã số doanh nghiệp;

– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

– Tên địa điểm kinh doanh:

– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.

– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

  • Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ
  1. Trình tự thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như trên

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Thời hạn hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh

03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bài viết cùng chuyên mục