T2, 10 / 2021 10:09 sáng | hanhbaria

Kinh doanh thủy hải sản đã và đang là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh thủy hải sản theo đó cũng không ngừng phát triển. Nếu bạn đang tìm hiểu về Thủ tục kinh doanh thủy hải sản tại Vũng Tàu thì đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi.

Thủ tục kinh doanh thủy hải sản tại Vũng Tàu

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh thủy hải sản

  • Đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ thành lập công ty
  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc cổ đông
  • Bản sao hợp lệ Giấy CMND đối với cá nhân, GiấyĐKDN đối với tổ chức
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Giấy uỷ quyền

Về loại hình kinh doanh:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Về cơ sở kinh doanh:

  • Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
  • Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Mọi thắc mắc về Thủ tục kinh doanh thủy hải sản tại Vũng Tàu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp!

Bài viết cùng chuyên mục