T2, 02 / 2020 9:42 chiều | hanhbaria

Hơn 6 năm hoạt động trong lĩnh vực thành lập, thay đổi giấy phép (bổ sung ngành nghề, thay đổi người đại diện pháp luật, thủ tục chuyển trụ sở, sáp nhập công ty, thay đổi vốn kinh doanh…). Chúng tôi luôn mang tới cho bạn nhiều lợi ích hơn so với chi phí các bạn bỏ ra. Hãy tham khảo những gói dịch vụ của chúng tôi để lựa chọn phù hợp. Trong bài viết này luật Blue xin giới thiệu Dịch vụ thành lập công ty tại Bà rịa Vũng Tàu giá rẻ như sau:

Dịch vụ thành lập công ty tại Bà Rịa Vũng Tàu giá rẻ

Dịch vụ thành lập công ty tại Bà rịa Vũng Tàu giá rẻ

1. Hồ sơ thành lập công ty tại Bà rịa Vũng Tàu bao gồm:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Luật Blue sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật);
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công ty Luật Blue thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp/công ty, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Blue để được tư vấn tận tình và nhanh nhất.

2. Thời gian thành lập công ty:

  • 03 ngày làm việc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • 15 phút cho việc khắc dấu và 24 giờ cho việc thông báo mẫu dấu công ty
  • 05 phút cho việc thủ tục đăng công bố trên cổng thông tin quốc gia

3. Sau khi sử dụng dịch Dịch vụ thành lập công ty tại Bà rịa Vũng Tàu giá rẻ quý khách hàng nhận được gì?

  • Dấu tròn công ty;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cũng là mã số thuế;
  • Công bố mẫu dấu công ty;
  • Điều lệ công ty;
  • Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
  • Hướng dẫn các thủ tục còn lại cần thiết cho doanh nghiệp như in hóa đơn, mở tài khoản, tư vấn về cách đăng ký chữ ký số để nộp thuế qua mạng.
  • Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về kê khai thuế, nộp thuế,nộp bảo hiểm,…

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Dịch vụ thành lập công ty tại thành phố Vũng TàuThành lập doanh nghiệp trọn gói tại huyện Long Điền
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thành phố Bà RịaDịch vụ thành lập công ty tại huyện Đất Đỏ
Thành lập công ty tại huyện Xuyên MộcDịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thị xã Phú Mỹ
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh tại huyện Châu ĐứcDịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại huyện Côn Đảo

Quy trình thực hiện thành lập công ty tại Bà rịa Vũng Tàu

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập công ty

Để thành lập công ty việc đầu tiên cần làm chính là xác định loại hình công ty muốn thành lập. Đây là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy, bạn cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định một loại hình phù hợp với mình.

Theo như quy định của luật doanh nghiệp mới nhất thì có các loại hình công ty như sau:

  • Trường hợp 1: Chỉ có một tổ chức hoặc một cá nhân tham gia góp vốn

Trường hợp này bạn chỉ được thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên.

Doanh nghiệp tư nhân có thể hiểu là công ty do một cá nhân góp vốn, làm chủ đồng thời tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty. Doanh nghiệp tư nhân có một nhược điểm lớn là không có tư cách pháp lý, không được góp vốn, không được giao dịch chứng khoán, không được mua cổ phần của các công ty khác.

Công ty TNHH một thành viên hiện nay rất phổ biến và được hưởng nhiều ưu đãi về thuế cũng như các chính sách pháp luật hơn so với doanh nghiệp tư nhân.

  • Trường hợp 2: Có 2 thành viên tham gia góp vốn

Trường hợp này bạn buộc phải chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, loại hình này cũng được hưởng nhiều quyền lợi về thuế và chính sách pháp luật nhưng bạn cần chọn ra một thành viên để làm người đại diện hợp pháp cho công ty.

  • Trường hợp 3: Có nhiều hơn 2 thành viên tham gia góp vốn

Trường hợp này bạn có thể chọn loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Tuy nhiên, đối với công ty TNHH chỉ được giới hạn trong khoảng 50 thành viên còn công ty cổ phần thì được tự do quyết định số thành viên góp vốn.

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được rất nhiều cá nhân hoặc là tổ chức cùng nhau góp vốn thành lập. Những người góp vốn được gọi là cổ đông của công ty và nắm giữ số cổ phần tỷ lệ với số vốn đã góp. Đã là một công ty cổ phần thì yêu cầu bắt buộc là phải có ít nhất 3 cổ đông.

Đối với từng loại hình công ty đều mang đến chủ sở hữu của công ty đó những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Do đó, trước khi quyết định loại hình công ty muốn thành lập bạn nên xác định rõ khả năng và mục đích của mình để có sự lựa chọn phù hợp.

Bước 2: Chọn tên công ty

Đặt tên cho công ty là việc khiến mọi người bỏ ra nhiều công sức và tâm huyết nhất. Tùy vào suy nghĩ của mỗi người mà tên công ty có thể được đặt theo phong thủy, sở thích, hay mạng một ý nghĩa nào đó với chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi đặt tên cho công ty cũng cần tuân thủ một số điều kiện nhất định:

  • Tên công ty phải chứa loại hình công ty;

Như ở trên chúng tôi cũng đã chỉ ra, bạn có thể là chọn thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Hoặc tên viết tắt của các loại hình này cũng có thể được đưa vào tên công ty như: công ty CP, công ty TNHH, …

Tên riêng công ty

Bạn cũng có thể sử dụng tên riêng, ký hiệu, chữ số hoặc tên có ý nghĩa bất kỳ nào đó để đặt tên cho công ty.

Tên công ty sẽ bị từ chối nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Tên công ty trùng lặp với tên công ty đã đăng ký trước;
  • Tên dễ gây hiểu nhầm;
  • Tên công ty có các yếu tố nhạy cảm, không đúng với thuần phong mỹ tục;
  • Trong tên công ty có từ ngữ vi phạm văn hóa, có tính chất bạo động;
  • Sử dụng tên của các lực lượng chức năng như quân đội, cơ quan nhà nước hay công an.

Bước 3. Trụ sở chính công ty

Trụ sở chính là địa điểm công ty dùng để liên lạc với khách hàng, đối tác, … Địa chỉ của trụ sở chính cần ghi rõ số nhà, thôn, xóm, tên đường, tên phố, phường, thị xã đến quận/huyện, tỉnh hay thành phố.

Trụ sở chính được ghi trong hồ sơ thành lập công ty phải là nơi đã có quyền sử dụng hợp pháp hay nói cách khác thì địa điểm đăng ký làm trụ sở chính phải thuộc quyền sở hữu của chủ công ty. Nếu trong trường hợp địa điểm đó là thuê thì cần có hợp đồng thuê mượn có đủ chữ ký, con dấu của hai bên thuê và cho thuê.

Một vấn đề thường gặp phải nữa là lựa chọn chung cư làm trụ sở chính. Theo quy định của pháp luật thì chỉ có tầng 2 trở xuống của chung cư mới được sử dụng làm trụ sở chính và phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền là có chức năng kinh doanh hay không.

Bước 4: Vốn điều lệ khi thành lập công ty

Trước khi quyết định thành lập một công ty chắc chắn mọi người đều đã xác định ngành nghề kinh doanh cho mình, việc cần làm bây giờ là kiểm tra và điều chỉnh để đúng theo như bảng mã ngành nghề đã quy định.

Vốn điều lệ chính là số tiền chủ sở hữu cùng các cổ đông, thành viên góp vốn khi thành lập công ty hoặc đã có cam kết sẽ góp vào khoảng thời gian nào đó cụ thể. Vốn điều lệ là một cơ sở để phân định các quyền lợi, nghĩa vụ giữa các thành viên của công ty. Tất nhiên, trong trường hợp công ty của bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu sẽ góp 100% vốn điều lệ mà không có thêm bất kì thành viên nào.

Vốn điều lệ cũng là căn cứ để quyết định thuế môn bài mà công ty sẽ đóng cho nhà nước. Do vậy, trước khi chọn mức vốn điều lệ cho công ty, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và tốt nhất là tìm đến sự tư vấn của các công ty luật để lựa chọn được mức vốn phù hợp.

Bước 5: Người đại diện theo pháp luật của công ty

Trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty, bạn cần kê khai thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty, có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên hay phó giám đốc,.. Quy định về người đại diện theo quy định của pháp luật bao gồm:

Là người cư trú tại Việt Nam. Nếu công ty chỉ có duy nhất một người đại diện, thì khi xuất cảnh người đại diện này phải có văn bản ủy quyền cho người khác trong công ty.
Người đại diện phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các quá trình công ty giao dịch và cũng là người đại diện trước pháp luật của công ty.

Đối với công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật của công ty.

Hãy liên hệ luật Blue để được tư vấn và sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Bà Rịa Vũng Tàu giá rẻ tốt nhất!

 

Bài viết cùng chuyên mục