T4, 02 / 2020 10:46 chiều | hanhbaria

Ở thời điểm hiện tại, kinh doanh homestay được xem là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cho du khách có nhu cầu. Không chỉ là loại hình kinh doanh mới mẻ và giàu tiềm năng mà kinh doanh homestay còn có thể giúp các chủ kinh doanh gặt hái lợi nhuận một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt khi ngành du lịch tại Việt Nam đang vô cùng phát triển với lượng du khách tăng trưởng mạnh hàng năm.

Tuy nhiên để kinh doanh homestay thuận lợi thì việc chuẩn bị các thủ tục kinh doanh homestay là điều mà bạn không thể bỏ qua. Tư vấn Blue xin chia sẻ những thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh homestay cần thiết nếu bạn muốn kinh doanh homestay ở thời điểm hiện nay.

Thủ tục đăng ký kinh doanh homestay

Các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh homestay.

Trước khi cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty kinh doanh dịch vụ homstay, thì các cấp chính quyền tiến hành thẩm định và điều tra xem cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh homestay không? Vậy nên để được cấp giấy phép kinh doanh homestay, bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới :

  • Yêu cầu chung: Dễ tiếp cận, thuận tiện; Đảm bảo an ninh, an toàn; Xây dựng vững chắc; Thông thoáng, ánh sáng và chiếu sáng tốt; Có bảng tên đặt ở nơi dễ thấy
  • Phải đảm bảo diện tích các phòng đủ không gian cho du khách. Tối thiểu phòng đơn phải rộng trên 8m2 còn phòng đôi 2 giường trở lên thì phải trên 10m2.
  • Phải có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi như giường, nệm, quạt, đèn điện cho phòng ngủ. Phòng tắm cần trang bị đầy đủ các vật dụng như khăn tắm, xà bông, bàn chải,….
  • Phải có phương án phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn PCCC cho các phòng.
  • Nhân viên phục vụ phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ trừ trường hợp có bằng cấp, chứng chỉ.
  • Người quản lý phải qua lớp tập huấn về quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Phải niêm yết được bảng giá cụ thể, để du khách có thể thuận tiện trong việc lựa chọn loại hình dịch vụ. Niêm yết giá còn là giải pháp để chống lại tình trạng chặt chém khách du lịch.
  • Phải được cấp tất cả các giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh, Phương án PCCC, Giấy đảm bảo an ninh trật tự, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.

Thủ tục và hồ sơ xin được cấp giấy phép kinh doanh homestay.

Bước 1 :Gởi 1 bộ hồ sơ cho phòng đăng kí kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận. Đóng đầy đủ lệ phí của chứng từ.

Bước 2 :Khi đã tiếp nhận xong bộ hồ sơ, thì phòng đăng kí kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ thực hiện gửi đến bạn 01 biên nhận của bộ hồ sơ.

Trường hợp khi hồ sơ bị sai sót hay cần phải thực hiện bổ sung thêm thì cơ quan tiếp nhận bộ hồ sơ của bạn sẽ phải báo cho bạn biết để sửa chữa hoặc bổ sung cho hợp lệ.
Sau 03 ngày sau bạn mang biên nhận đến phòng đăng kí kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận để được cấp giấy phép kinh doanh homestay. Nếu như hơn 3 ngày sau mà không có giấy phép kinh doanh homestay thì bạn được phép có quyền tiến hành khiếu nại.

Bước 4 :Khi đã hoàn thành xong thủ tục đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan đăng ký kinh doanh của huyện sẽ thực hiện gửi bộ hồ sơ đến chi cục thuế để thực hiện hoàn thành các thủ tục với thuế dựa vào quy định theo nhà nước.

Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến đăng ký kinh doanh nói chung và thủ tục đăng ký kinh doanh homestay, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục