T3, 08 / 2020 5:10 chiều | minhanh

Với mục đích giúp các doanh nghiệp nước ngoài vừa mới bước chân vào thị trường Việt Nam có thêm thông tin về việc thành lập văn phòng đại diện, Tư vấn Blue xin gửi đến quý khách bài viết về thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài như sau:

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
  1. Một số điều cần biết về văn phòng đại diện
  • Hoạt động của văn phòng đại diện:

– Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo luật định chứ không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam;

– Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài;

– Được giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau: thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện, tuyển dụng lao động (Việt Nam hoặc nước ngoài) để làm việc cho văn phòng đại diện, mở tài khoản phục vụ cho hoạt động của văn phòng đại diện.

  • Hoạt động xúc tiến thương mại được phép thực hiện:

– Khuyến mại: không được thực hiện;

– Quảng cáo thương mại: văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện mà chỉ có thể ký hợp đồng (khi được thương nhân nước ngoài ủy quyền) với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện hoạt động này;

– Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: văn phòng đại diện chỉ được trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện tại trụ sở văn phòng đại diện. Ngoài trường hợp này thì văn phòng đại diện chỉ được ký hợp đồng (khi được thương nhân nước ngoài ủy quyền) với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đê thực hiện hoạt động này;

– Hội chợ, triển lãm thương mại: văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện mà chỉ có thể ký hợp đồng (khi được thương nhân nước ngoài ủy quyền) với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại.

  • Số lượng văn phòng đại diện:

Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một văn phòng đại diện có cùng một tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  • Trụ sở văn phòng đại diện:

Văn phòng đại diện có thể ký hợp đồng thuê trụ sở để thực hiện hoạt động tại Việt Nam; tuy nhiên không được cho mượn hoặc cho thuê lại trụ sở.

  • Tên văn phòng đại diện:

– Các ký tự được sử dụng: các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;

– Phải mang tên thương nhân nước ngoài và cụm từ “Văn phòng đại diện”;

– Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện;

– Trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm của văn phòng đại diện: được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài.

  1. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài:

– Công ty nước ngoài được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên hoặc được pháp luật của các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

– Công ty nước ngoài đã hoạt động tối thiểu 01 năm tính từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc những loại giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó bắt buộc còn lại từ 01 năm trở lên tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Nếu nội dung hoạt động của văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc công ty nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên, việc lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài tại Việt Nam phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

– Một quy định đặc biệt mà nhà đầu tư cần lưu ý: một công ty nước ngoài chỉ được lập một Văn phòng đại diện ứng với một tên gọi duy nhất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Các trường hợp không cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

-Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên.

-Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

-Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

-Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

-Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Bài viết cùng chuyên mục