T4, 08 / 2020 5:03 chiều | minhanh

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho ngành kinh doanh khách sạn và resort. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hàng loạt khách sạn, các khu nghỉ dưỡng ra đời khiến cho thị trường này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Để tham gia vào thị trường sôi động này, quý khách cần đáp ứng những điều liện pháp luật cụ thể. Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ giải đáp cho quý khách những điều kiện, các loại giấy phép để kinh doanh dịch vụ khách sạn.

Kinh doanh dịch vụ khách sạn

Các điều kiện chung bao gồm:

– Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

– Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.

Ngoài ra, còn có các quy định về cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ cụ thể đối với khách sạn quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

Các loại giấy phép cần có:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh khách sạn

Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm:

– Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (nếu là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).

– Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng.

– Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở.

– Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên do y tế cấp.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng nơi đặt trụ sở kinh doanh.

Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.

Thời gian thực hiện: 20 – 30 ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

  1. Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin cấp phép

– Phương án Phòng cháy chữa cháy

– Sơ đồ khách sạn

– Sơ đồ thoát hiểm

– Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ

Thời gian thực hiện: 15 ngày có giấy phép Phòng cháy chữa cháy.

Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng

  1. Giấy chứng nhận an ninh trật tự

3.1. Điều kiện về an ninh, trật tự

Điều kiện về an ninh, trât tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2010/TT-BCA định như sau:

  • Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP.
  • Phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh.
  • Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các cơ sở kinh doanh sau đây còn phải bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như sau:

a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh gas; sản xuất pháo hoa; kinh doanh vũ trường; kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn bản từ 7 tầng trở lên phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

b) Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 6 tầng trở xuống; sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ; trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino; hoạt động in (trừ photocopy màu); kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; xoa bóp (massage) phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

  • Đối với các cơ sở kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy tại khu vực kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuê kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp thì phải có giấy tờ để chứng minh việc thuê kho.
  • Các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:

a) Cơ sở nằm trong các tòa nhà đã được thiết kế, thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

b) Các cơ sở sản xuất con dấu; dịch vụ đòi nợ; dịch vụ tẩm quất; photocopy màu; sản xuất, kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

3.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu);

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

– Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra).

Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do ( khoản 2 Điều 5 của Nghị định 72/2009/NĐ-CP).

  1. Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

– Thời gian thực hiện: 15 – 20 ngày cấp giấy chứng nhận

– Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên môi trường địa phương.

  1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

– Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế).

– Thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm.

  1. Đăng ký xếp hạng sao

Sau khi đã có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, doanh nghiệp cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch với thành phần hồ sơ như sau:

– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú;

– Sơ đồ phòng khách sạn;

– Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn;

– Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên;

– Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn;

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y);

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y);

– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y);

– Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xếp hạng sao khách sạn tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ để được Sở du lịch tỉnh, thành phố (với khách sạn 2 sao trở xuống), Tổng cục du lịch (với khách sạn từ 3 sao trở lên) cấp giấy chứng nhận hạng sao trong vòng 30-45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Hãy liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí!

Bài viết cùng chuyên mục