Kinh doanh hóa chất là hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Ngành công nghiệp hóa chất rất quan trọng cho sự phát triển của những ngành công nghiệp khác bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su thông dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tiêu dùng. Kinh doanh hóa chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vậy, khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh hóa chất, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng một số điều kiện pháp luật quy định. Bài viết sau đây của Tư vấn Blue sẽ giúp quý khách nắm bắt được các điều kiện này.
- Các loại Giấy phép trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
- Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
2.1. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất là gì?
Kinh doanh hóa chất là hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất là chứng từ mà cơ quan nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2.2. Điều kiện kinh doanh:
– Hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định pháp luật và phải đăng ký ngành nghề kinh doanh hóa chất.
– Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật chất gồm:
+ Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;
+ Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;
+ Trang thiết bị bảo hộ lao động;
+ Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;
+ Phương tiện vận chuyển;
+ Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm.
– Đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu đối với nhà xưởng; kho chứa gồm: quy mô, lưu trữ hóa chất; lối thoát hiểm; hệ thống thông gió; hệ thống chiếu sáng; sàn nhà xưởng hóa chất; có bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống thu lôi; các điều kiện về phòng chống cháy nổ.
– Yêu cầu về công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì;
– Yêu cầu về việc bảo quản, vận chuyển hóa chất;
– Địa điểm bày bán sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ;
– Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
– Các đối tượng nhân sự; lao động phải được huấn luyện an toàn hóa chất;
– Hóa chất hạn chế kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ; bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
2.3. Hồ sơ xin cấp giấy phép
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
– Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường;
– Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy đối với kho chứa hóa chất thuộc đối tường phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
– Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với kho hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy;
– Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của địa điểm kinh doanh (chỉ rõ vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất); bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu vực xây dựng kho hoặc hợp đồng thuê kho, hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua bán hóa chất.
– Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn kinh doanh hóa chất;
– Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
– Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật;
– Phiếu an toàn hóa chất của các chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
2.4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Sở Công Thương có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp.
- Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
3.1. Hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong công nghiệp
Là các dạng hóa chất, hỗn hợp thuộc một trong các loại được liệt kê trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp; quy định tại Phụ lục II kèm theo nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
Trong đó, tùy theo mức độ độc hại của từng hóa chất, hỗn hợp được phân loại như sau:
– Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;
– Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;
– Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;
– Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B.
3.2. Kinh doanh Hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong công nghiệp
Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
Theo đó, thương nhân sau khi thành lập công ty, muốn kinh doanh Hóa chất thuộc loại hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong công nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện để được cấp phép kinh doanh.
3.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh hoá chất.
- Hồ sơ đề nghị gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; (theo mẫu 01d ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
– Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
– Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Ngoài ra hồ sơ còn gồm:
– Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
– Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
– Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất
– Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất;
– Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
– Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của tổ chức đăng ký cấp Giấy phép.
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Cách thức – Nơi nộp hồ sơ:
– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.