T6, 07 / 2020 5:19 chiều | minhanh

Hiện nay, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc phải ngừng hoạt động kinh doanh vẫn còn ở mức rất cao. Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải giải thể như  do làm ăn thua lỗ kéo dài, do năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp làm cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường…  Doanh nghiệp có thể giải thể trong trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể hoặc trong trường hợp tự nguyện theo quyết định của chủ doanh nghiệp. Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ giúp các bạn hiểu rõ về điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp.

 

Giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp
  1. Doanh nghiệp chỉ có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện sau:
  • Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
  • Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc cơ quan trọng tài.
  1. Thủ tục, trình tự giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp.

Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu)
  • Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;

Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể tại cơ quan thuế, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ thông báo quyết định giải thể đó đến Phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm: Thông báo giải thể doanh nghiệp

  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý tài sản
  • Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
  • Xác nhận đóng mã số thuế
  • Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu).
  • Ngoài việc phải thực hiện thủ tục thông báo quyết định giải thể với Phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải niêm yết công khai quyết định giải thể và biên bản họp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

  • Công văn xin trả mã dấu
  • Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngoài việc gửi thông bảo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cở sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.

  1. Dịch vụ giải thể Công ty tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Tư vấn Blue xin gửi đến quý khách dịch vụ giải thể công ty như sau:

–  Tư vấn các vấn đề có liên quan đến thủ tục giải thể công ty;

– Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các giấy tờ mà khách hàng cung cấp;

– Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ lên phòng Đăng ký kinh doanh;

– Theo dõi kết quả và nhận kết quả giao tận tay cho khách hàng;

– Tiến hành thủ tục hủy con dấu của Công ty;

– Trợ giúp các vấn đề pháp lý phát sinh sau khi giải thể cho doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc của quý khách về thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ sở hữu. Quý khách đừng ngần ngại liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ giải thể công ty với giá cả phải chăng.

 

Bài viết cùng chuyên mục