Ngày nay, nhu cầu mua bán doanh nghiệp ngày càng tăng. Điều đó thể hiện một nền kinh tế năng động, tuy nhiên doanh nghiệp cần rất cẩn trọng trong việc này và nhất thiết tham khảo ý kiến của luật sư có nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin về dịch vụ Tư vấn mua bán doanh nghiệp tại Bà Rịa của Tư vấn Blue chúng tôi!
Mua bán doanh nghiệp là gì?
Mua bán doanh nghiệp hay còn gọi và M&A. M&A, viết tắt của cụm từ Merger and Acquisition, là hoạt động mà một doanh nghiệp dành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, vốn góp, tài sản của doanh nghiệp kia. Trong đó, Acquisitions (mua lại) là việc một doanh nghiệp lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp mua lại này sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua theo tỷ lệ mua lại. Việc mua lại này có thể được thực hiện bằng cách mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phần, vốn góp của công ty.
Các hình thức M&A phổ biến hiện nay
- M&A theo chiều dọc
Hai doanh nghiệp có cùng một dịch vụ tốt, có cùng chuỗi giá trị sản xuất. thường có xu hướng xúc tiến theo hình thức M&A này. Hai doanh nghiệp này cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng chỉ khác nhau về giai đoạn sản xuất như việc một chuỗi cửa hàng cà phê mua lại một nhà máy cà phê. Hình thức này thường được thực hiện nhằm duy trì đảm bảo nguồn cung cấp nguồn hàng thiết yếu, tránh mọi sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Bên cạnh đó, M&A theo chiều dọc cũng nhằm mục đích giảm nguồn cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí trung gian không cần thiết.
- M&A theo chiều ngang
Đây là hình thức sát nhập, mua bán doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm với nhau, có cùng dịch vụ với nhau. Nói cách khác đây là những công ty cùng ngành, có cùng giai đoạn sản xuất và các doanh nghiệp này thường là đối thủ trực tiếp của nhau trên thị trường. Mục đích của những thương vụ mua lại theo hình thức M&A theo chiều ngang này nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần trên thị trường, gia tăng lợi nhuận và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
- M&A kết hợp
Việc sát nhập theo hình thức này thường diễn ra giữa các công ty mà họ cùng cung cấp cho cùng một đối tượng trong một ngành hàng cụ thể. Tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ của những công ty này không giống nhau. Thường là các sản phẩm, dịch vụ sau khi sát nhập sẽ bổ sung cho nhau. Ví dụ như một công ty cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất mua lại một công ty xây dựng. Hai công ty này có cùng một tệp khách hàng, cùng một đối tượng. Sau khi tiến hành M&A, các sản phẩm này sẽ bổ sung cho nhau, giúp khách hàng thuận lợi hơn vì hai dịch vụ này sẽ liên quan đến nhau, thường được sử dụng cùng nhau. Mục đích của hình thức M&A này sẽ giúp các công ty đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó giúp gia tăng thị phần và lợi nhuận bởi vì khi bán một dịch vụ hay sản phẩm này sẽ dễ dàng bán thêm các sản phẩm khác, ví dụ ở trên đây sau khi khách hàng tìm kiếm dịch vụ thiết kế nội thất sẽ tìm tiếp những công ty xây dựng, và nếu cùng một đơn vị vừa thiết kế, thi công thì khách hàng sẵn sàng lựa chọn luôn cùng một đơn vị. Điều này mang lại tiện ích lớn cho khách hàng.
Việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thực hiện theo 3 bước chính sau:
a. Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu
Giai đoạn này rất quan trọng đối với người mua. Nó quyết định sự thành công của thương vụ M&A. Các công việc cần xem xét, đánh giá doanh nghiệp được mua lại bao gồm: Các báo cáo tài chính, các khoản phải thu và phải chi, đội ngũ nhân viên, khách hàng, địa điểm kinh doanh, tình trạng cơ sở vật chất, các đối thủ cạnh tranh, đăng ký kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh, hình ảnh công ty…
b. Định giá và đàm phán giá
- Sau khi tìm hiểu và quyết định mua lại doanh nghiệp, bước tiếp theo sẽ là định giá doanh nghiệp mục tiêu
- Lựa chọn phương thức thực hiện thương vụ mua bán doanh nghiệp
- Xác định nguồn tài chính cho thương vụ M&A
- Đàm phán giá
- Tiến hành thương lượng cụ thể từng điều khoản họp đồng mua bán doanh nghiệp
Lưu ý:
- Ở giai đoạn này, người mua thường tìm cách hiểu động cơ nào khiến người bán muốn bán doanh nghiệp của mình. Việc được như vậy, người mua sẽ có cách đàm phán phù hợp, vừa nắm được các cơ hội và phát hiện những điểm yếu cần loại bỏ.
- Động lực của bên mua trong hầu hết các trường hợp M&A tăng lợi nhuận, mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, tăng doanh thu.
c. Hoàn tất hoạt động mua bán doanh nghiệp (hoạt động M&A)
- Hoàn tất chuyển sở hữu doanh nghiệp
- Giải quyết các vấn đề tồn đọng sau khi mua doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp tại Tư vấn Blue
- Đưa ra giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp
- Lựa chọn những đối tác tiềm năng
- Lập báo cáo đánh giá tình trạng pháp lý doanh nghiệp
- Tham gia đàm phán hợp đồng chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần
- Tư vấn kế hoạch đấu thầu để mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp
- Tư vấn và soạn thảo tài liệu, hợp đồng cùng các văn bản pháp lý khác có liên quan
- Tư vấn về thuế, luật lao động liên quan vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp
- Tư vấn các vấn đề về luật cạnh tranh
- Tư vấn tổ chức lại doanh nghiệp
- Xây dựng kế hoạch và phương án mua bán hoặc sáp nhập
- Hỗ trợ tư vấn chiến lược phát triển sau giai đoạn mua bán hoặc sáp nhập
- Thực hiện việc rà soát về hoạt động thương mại
- Tư vấn pháp lý các vấn đề khác theo yêu cầu của khách hàng
Quý khách hàng cần thêm bất cứ thông tin gì về Tư vấn mua bán doanh nghiệp tại Bà Rịa vui lòng gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!