T6, 05 / 2021 11:43 sáng | hanhbaria

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập phù hợp với pháp luật doanh nghiệp, chủ yếu thực hiện mục tiêu hướng đến cộng đồng và lợi ích chung cho xã hội. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp. Sau đây Tư vấn Blue sẽ cung cấp đến quý khách hàng một số thông tin về Thành lập doanh nghiệp xã hội tại Vũng Tàu.

Thành lập doanh nghiệp xã hội tại Vũng Tàu

Doanh nghiệp xã hội hoạt động theo 1 trong các hình thức dưới đây:

  • Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận là mô hình các tổ chức hoạt động không có lợi nhuận như các nhóm tình nguyện viên, trung tâm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, trung tâm người sống chung HIV/AIDS…
  • Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là mô hình kinh doanh có lợi nhuận nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận và không đặt nặng vấn đề về lợi nhuận mà chú trọng vào mục tiêu xã hội, môi trường và cộng đồng. Lợi nhuận của các doanh nghiệp này được sử dụng để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã hội hoặc cộng đồng.
  • Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội và môi trường. Các doanh nghiệp xã hội này thường hoạt động dưới mô hình Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần. Lợi nhuận của các doanh nghiệp này thu được sử dụng chủ yếu để tái đầu tư vì mục tiêu xã hội và môi trường.

Ưu điểm của doanh nghiệp xã hội

  • Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là hướng đến sự phát triển xã hội, môi trường và vì lợi ích cộng đồng nên các doanh nghiệp này thường nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân và các tổ chức gồm cả các tổ chức khác của Việt Nam và các tổ chức ở nước ngoài để thực hiện trang trải các khoản chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Ngoài các khoản viện trợ bằng tiền mặt, doanh nghiệp xã hội còn nhận được các viện trợ bằng tài sản hoặc các hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu phát triển xã hội, giải quyết vấn đề môi trường.
  • Luôn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành trong việc tạo thuận lợi và hỗ trợ trong quá trình cấp giấy phép, chứng chỉ và các giấy chứng nhận có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Luôn nhận được các chính sách ưu đãi về thuế khác nhau tùy thuộc vào ngành, nghề, hoạt động của doanh nghiệp xã hội..

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội:

  • Cơ quan nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội là cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh/Thành phố trực thuộc.
  • Doanh nghiệp xã hội thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với thành phần hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp đâ được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Tên của doanh nghiệp xã hội tuân theo quy định về cách đặt tên của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 và có thể bổ sung từ xã hội vào tên của doanh nghiệp xã hội.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp xã hội muốn đăng ký là Công ty TNHH hay công ty cổ phần mà hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội cũng tương ứng với loại hình đó như sau:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu của Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc;
  • Điều lệ công ty theo mẫu của Sở kế hoạch đầu tư hoặc do doanh nghiệp tự chuẩn bị;
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH hoặc Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty Cổ phần và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp)
  • Bản sao CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân ( không qua 6 tháng) còn hiệu lực của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, và của người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ theo thông tin trong giấy ủy quyền.
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
  • Mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự trên (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
  • Bìa hồ sơ đây là thủ tục bắt buộc tại Sở kế hoạch đầu tư);
  • Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp người nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty không phải là thành viên/ cổ đông của công ty).

Ngoài ra còn có thêm các hồ sơ sau:

  • Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị về việc thông qua các nội dung trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo mẫu của Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị thông qua nội dung bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường

Mọi thắc mắc về Thành lập doanh nghiệp xã hội tại Vũng Tàu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết cùng chuyên mục