Dịch vụ bảo vệ là ngành nghề đáp ứng nhu cầu bảo đảm an toàn cho tài sản, con người cũng như quản lý trật tự ra vào tại các cơ quan. Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ ngày càng tăng cao vì tất cả các công ty, doanh nghiệp, chung cư… đều cần đến bảo vệ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể kinh doanh loại hình dịch vụ này. Dịch vụ bảo vệ là loại hình kinh doanh có điều kiện, vì vậy bạn muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ trước tiên phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong bài viết ngày hôm nay, Tư vấn Blue xin gửi đến các bạn các điều kiện cũng như trình tự, thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục hành chính thành lập công ty bảo vệ
– Theo Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh, trật tự đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
- Điều kiện bạn phải đáp ứng khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Điều kiện về vốn:
Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động.
- Điều kiện của người quản lý và giám đốc của công ty:
Có trình độ học vấn từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật.
- Điều kiện về cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ
+ Là doanh nghiệp.
+ Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam có thể liên doanh với cơ sở kinh doanh của nước ngoài khi cần đầu tư về máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo vệ. Hình thức hợp tác kinh doanh là góp vốn mua máy móc, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.
- Đối với cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;
+ Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
+ Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
3.1. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ
– Điều lệ của công ty;
– Danh sách thành viên sáng lập đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn;
3.2. Hồ sơ giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ
– Giấy phép đăng ký kinh doanh;
– Biên bản họp cử người đại diện ký quỹ tại ngân hàng;
– Biên bản họp cử người đại diện ký quỹ tại ngân hàng;
-. Bản sao bằng đại học vủa người quản lý, giám đốc;
– Hợp đồng thuê trụ sở công chứng, thời gian ít nhất một năm, nếu trụ sơ của thành viên thì phải có giấy tờ chứng minh;
– Hợp đông lao động nếu người quản lý, giám đốc là người thuê;
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của ngân hàng thương mại;
- Trình tự thành lập công ty bảo vệ
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và giấy tờ cần thiết
- Các thông tin bao gồm: loại hình doanh nghiệp, tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ công ty và chức danh của người đại diện pháp luật của công ty.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên góp vốn vào công ty
- Bản sao bằng cấp cao đẳng, đại học của người quản lý hoặc giám đốc
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ như trên và nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân
Doanh nghiệp tiến hành khác dấu và đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 4: Thủ tục sau khi đăng ký công ty
Sau khi nhận được Giấy phép Đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau:
- Đăng ký kê khai thuế
- Đăng bố cáo thành lập
- Nộp tờ khai và nộp lệ phí môn bài
- Làm thủ tục sử dụng hóa đơn điện tử
Bước 5: Xin Văn bản nghiệm thu hoặc Biên bản kiểm tra PCCC
Bước 6: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Đây là một loại giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ bắt buộc mà khi kinh doanh bảo vệ phải có)