T4, 04 / 2020 11:10 sáng | hanhbaria

Các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Tuy nhiên, việc tiếp cận ban đầu của nhà đầu tư với các thủ tục pháp lý về doanh nghiệp còn hạn chế, nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về thủ tục thành lập doanh nghiệp, Công ty Tư vấn Blue tổng hợp các văn bản pháp luật liên quan và hướng dẫn trình tự thành lập doanh nghiệp như sau:

Trình tự thành lập doanh nghiệp

Những nội dung lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp

Tên công ty

  • Được xác định bằng loại hình doanh nghiệp ( Công ty TNHH/Công ty cổ phần/Công ty hợp danh/Doanh nghiệp tư nhân) + Tên riêng
  • Trước khi đăng ký cần tiến hành tra cứu khả năng đăng ký tên doanh nghiệp để tránh trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước. Ngoài ra, cần tránh các tên nổi tiếng đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
  • Một trong yếu tố gây nhầm lẫn dễ bị từ chối khi đăng ký tên doanh nghiệp là “ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó”
  • Ví dụ: Doanh nghiệp dự định đặt tên Công ty TNHH Đầu tư và thương mại ABC. Tuy nhiên, đã có doanh nghiệp đăng ký tên là Công ty TNHH Đầu tư và thương mại thì tất cả những tên công ty có phần hậu tố phía sau bằng tiếng Anh chẳng hạn sẽ đều bị từ chối.

Địa chỉ trụ sở

Lưu ý không đăng ký tại địa chỉ chung cư và nhà tập thể, nếu địa chỉ là tòa nhà thì cần xác định địa điểm đó có chức năng thương mại.

Vốn điều lệ

  • Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thành lập, trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ví dụ như kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng thì khi đăng ký thành lập công ty, khách hàng cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định đó.
  • Câu hỏi thường gặp là đăng ký vốn thấp hoặc cao có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh không? Doanh nghiệp lưu ý là vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty và được hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn trên công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
  • Việc đăng ký mức vốn là tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh, khả năng góp vốn của mỗi thành viên, việc tăng vốn điều lệ được thực hiện khá dễ dàng bất kỳ lúc nào doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nguồn vốn, nhưng việc giảm vốn yêu cầu nhiều điều kiện ( ví dụ phải hoạt động liên tục 2 năm mới được giảm vốn theo hình thức hoàn trả vốn góp) nên doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ khi đăng ký vốn điều lệ.

Ngành nghề kinh doanh

Việc đăng ký mã ngành nghề được thực hiện theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Với những ngành nghề có điều kiện về giấy phép con, sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện và xin cấp giấy phép tại cơ quan quản lý chuyên ngành thì mới được hoạt động hợp pháp trên thực tế.

Một số nội dung đăng ký khác như thông tin chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật, thông tin đăng ký thuế ( phương pháp tính thuế, kế toán…)

Trình tự thành lập doanh nghiệp

1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bản đăng ký doanh nghiệp của một trong các phụ lục I-1 đến I-4 thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.

Điều lệ công ty doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ bạn nhé.

Danh sách thành viên cổ đông công ty chỉ áp dụng cho Công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh và công ty cổ phần.

2. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bạn nộp hồ sơ online tại cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh.

Sau 03 ngày làm việc theo lịch hẹn bạn quay lại để cập nhật tình hình, nếu hồ sơ phải sửa thì bạn phải sửa đổi bổ sung, nếu hồ sơ Ok thì bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nhiều trường hợp hồ sơ chuẩn nhưng cũng phải hơn 03 ngày mới có kết quả.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp Online vẫn yêu cầu người thực hiện thủ tục đến phòng đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các bạn nhé.

Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bạn đi khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu là xong rồi.

Vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty

Thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào cũng gặp vô vàn vướng mắc, tuy nhiên những vướng mắc về pháp lý là điều chúng ta cần lường trước, sau đây là tổng hợp của luật sư những vướng mắc mà bạn nên biết

Tên doanh nghiệp có cụm từ riêng là từ không có nghĩa như “FPT” thường bị từ chối cấp mã số thuế do tên công ty bị coi là gây nhầm lẫn. Đây xuất phát từ việc hiện tại có rất nhiều công ty đang tồn tại đồng thời các thương hiệu cũng đã trú trọng được bảo hộ nên những công ty kinh doanh đa ngành nghề mà dùng tên có cụm từ dạng này thường bị từ chối.

Người thành lập đã tham gia góp vốn, điều hành công ty bị đóng mã số thuế có thể không đứng tên người đại diện theo pháp luật khi thành lập công ty mới,

Công ty đăng ký nhiều người đại diện theo pháp luật cần soạn thảo điều lệ công ty riêng thay vì dùng điều lệ mẫu đăng tải trên internet hiện nay.

Mọi vấn đề vướng mắc về trình tự thành lập doanh nghiệp, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được  hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục