Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu hiện nay trở thành một điều kiện cần thiết trước khi đưa một hàng hóa hay dịch vụ bất kỳ vào thị trường. Theo quy định thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh khác nhau. Chính vì thế thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói chung hay thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đều phải được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin chia sẻ thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
Để được đăng ký nhãn hiệu thì nhãn hiệu cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 72 luật sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh, hình vẽ, chữ cái, từ ngữ và kể cả hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng 1 màu sắc hoặc nhiều màu sắc.
- Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt sản phẩm giữa các chủ thể với nhau
Hồ sơ tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- 10 mẫu nhãn hiệu theo quy định (bao gồm cả phần chữ, phần hình và phần khẩu hiệu SLOGAN)
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và mọi tài liệu nộp phải được làm bằng tiếng Việt
- Giấy đăng ký kinh doanh (Nếu đăng ký cho công ty/tổ chức), Chứng minh nhân dân(Nếu đăng ký cho cá nhân)
- Chứng từ nộp lệ phí cho thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Bên cạnh đó, người nộp đơn cũng nên chuẩn bị các tài liệu như:
- Giấy ủy quyền nếu bạn ủy quyền cho Tư vấn Blue
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)
- Tài liệu thụ hưởng quyền đăng ký từ cá nhân, tổ chức khác (nếu có)
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Bạn nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở Hà Nội
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu
Việc thẩm định này để Cục sở hữu trí tuệ kiểm tra tính chính xác về hình thức đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, căn cứ vào đó sẽ đưa ra kết luận và thông báo cho người nộp đơn. Cụ thể:
- Nếu đơn hợp lệ ra thông báo chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Trường hợp không hợp lệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Thông báo nêu rõ lý do khiến đơn không được chấp nhận để người nộp đơn dễ dàng biết và sửa đổi sai sót và bổ sung những gì còn thiếu
- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ
Bước 3: Công bố đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu
- Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ từ Cục, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp
- Thời hạn công bố đơn: 02 tháng từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được coi là hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm / hàng hóa
- Thẩm định nội dung đơn mục đích là để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ được quy định, đây là căn cứ để xác định phạm vi tương ứng được bảo hộ và để Cục SHTT ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Thời hạn thẩm định về mặt nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại công ty Tư vấn Blue
- Trước hết, Luật sư Blue sẽ tư vấn các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Thay mặt Khách hàng soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan theo ngôn ngữ chỉ định;
- Hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện các thủ tục công chứng;
- Thay mặt Khách hàng nộp đơn đăng ký bảo hộ;
- Theo dõi và báo cáo định kỳ cho Quý khách hàng về tình trạng của đơn đăng ký;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bàn giao cho Quý khách hàng.
Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.