T7, 08 / 2020 8:48 sáng | minhanh
Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… của tổ chức, cá nhân đồng thời là tiền đề để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra đối với các quyền lợi liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp. Trong một số trường hợp nhất định, văn bằng bảo hộ có thể bị hủy bỏ hiệu lực. Bài viết này sẽ phân tích và giúp bạn hiểu sâu hơn vấn đề các trường hợp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
  1. Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
  • Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

– Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

– Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

  • Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Ví dụ:

+ Kiểu dáng công nghiệp được kết hợp từ các yếu tố như màu sắc, đường nét, hình khối, tương quan vị trí,… khi một trong các yếu tố này không còn đảm bảo điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp thì văn bằng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực phần không đáp ứng đó.

+ Nhãn hiệu được kết hợp từ dấu hiệu hình và dấu hiệu chữ, khi một trong 2 dấu hiệu này không đảm bảo điều kiện bảo hộ thì văn bằng bị hủy bỏ đối với phần không đáp ứng đó.

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng trong các trường hợp nêu trên với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

  1. Thời hiệu yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng.

  1. Hồ sơ yêu cầu chấm dứt Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ;

– Chứng cứ liên quan đến yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

– Giấy uỷ quyền;

– Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan khác;

  1. Quy trình xử lý hủy bỏ Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

– Trường hợp yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan.

– Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt/huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 và khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ.

– Nếu không đồng ý với nội dung quyết định xử lý yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu hoặc bên liên quan có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo liên quan theo thủ tục quy định tại điểm 22 của Thông tư này.

– Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định

Quý khách hãy liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí!

Bài viết cùng chuyên mục