T4, 06 / 2020 3:19 chiều | minhanh

Nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển năng động, tạo điều kiện cho mọi ngườii  thành lập công ty để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thành lập công ty không phải là điều đơn giản, điều quan trọng là doanh nhân cần nắm được là những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp để việc thành lập diễn ra thuận lợi,suôn sẻ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Công ty Luật Blue xin chia sẻ một số thông tin về điều kiện thành lập doanh nghiệp để quý khách hàng có thể tham khảo.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp
  1. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức muốn mở công ty phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thanh lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những trường hợp được cử là đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo quỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án,…

Đối với từng loại hình doanh nghiệp còn có yêu cầu riêng về thành viên sáng lập doanh nghiệp:

+ Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức.

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

+ Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.

+ Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân.

+ Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).

  1. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
  • Ngành nghề kinh doanh về cơ bản được chia thành các nhóm như sau:

– Ngành nghề tự do kinh doanh;

– Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo nghị định 59/2006/NĐ-CP ví dụ như ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: xăng, dầu các loại, thuốc thú y,…

– Ngành, nghề hạn chế kinh doanh  theo phục lục II ban hành kèm theo nghị định 59/2006/NĐ-CP nghị định 39/2009/NĐ-C về vật liệu nổ công nghiệp, NĐ 54/2012/NĐ-CP về sửa đổi bổ dung một số điều của NĐ 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của CP quy  định về vật liệu nổ công nghiệp như vật liệu nổ CN, súng đạt săn, súng thể thao và công cụ hỗ trợ….

– Ngành, nghề cấm kinh doanh được quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo nghị định 59/2006/NĐ-CP và NĐ 49/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 59/2006/NĐ-CP như thuốc lá điều, xì gà và các thành phẩm thuốc lá khác nhập lậu, kinh doanh mại dâm,..

– Ngành nghề cấm kinh doanh

  • Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm và chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngành nghề cấm kinh doanh là các ngành nghề có khả năng phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam… được quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2014 như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người….

  1. Điều kiện về vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp, do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, trong các Nghị định về một số lĩnh vực kinh doanh có quy định về vốn pháp định được quy định chỉ với một số ngành nghề để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoạt động tín dụng, kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bãi, dịch vụ bảo vệ,…

Với những ngành, nghề không yêu cầu thì vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty.

  1. Điều kiện về tên doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố

Tên doanh nghiệp gồm có tên Tiếng Việt, tên bằng Tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).

Tên Tiếng Việt: có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Tên doanh nghiệp bằng Tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

Tên viết tắt của doanh nghiệp: Được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.

  1. Điều kiện về năng lực chuyên môn

Tùy từng ngành nghề, pháp luật sẽ có quy định riêng về điều kiện hành nghề của lĩnh vực đó. Ví dụ Luật sư muốn hành nghề phải có thẻ luật sư, dược sĩ bán thuốc yêu cầu Bằng cử nhân Dược,…

 

Bài viết cùng chuyên mục